Công dụng nổi bật
- Bổ sung dinh dưỡng giúp cá, tôm tăng trưởng tốt, sử dụng trong thời điểm thời tiết thay đổi, hoặc chuẩn bị đánh bắt sang đàn.
- Cung cấp chất dinh dưỡng giúp cá, tôm mau hồi phục sức khỏe.
- Giúp cá, tôm tăng trưởng và phát triển tốt để chống chọi với bệnh tật.
- Hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại. Tạo cho tôm, các có sức đề kháng cao với bệnh truyền nhiễm.
- Sản phẩm tạo môi trường sinh thái sạch, tạo môi trường sống hữu ích trong nuôi trồng thủy sản.
- Nên dùng sản phẩm trong suốt quá trình nuôi để cá, tôm luôn khỏe mạnh.
- Sản phẩm có thể dùng cho các loài thủy hải sản đặc sản như ếch, lươn, cá chạch, cá sấu, giúp cho sự phát triển nhanh để xuất bán giúp hiệu quả kinh tế cao.
Mô tả sản phẩm
- Trước khi pha: Dạng bột mịn, màu vàng nhạt, tan hoàn toàn trong nước
- Sau khi pha: Dung dịch màu vàng

Hướng dẫn sử dụng
- Trộn đều 50g/1 bao thức ăn hỗn hợp (20-25 kg) sau đó dùng 2 lít nước phun lên bề mặt rồi trộn lại cho đều để chế phẩm ngấm và bám đều vào thức ăn trong 5-10 phút, sau đó dùng ngay cho cá, tôm ăn. Liệu trình sử dụng liên tục 4-5 ngày/đợt.
- Liệu trình sử dụng giúp cá, tôm khỏe mạnh, phát triển tốt, nhanh xuất bán, thì sử dụng trong suost quá trình nuôi: Dùng liên tục 1kg/1 tấn thức ăn hỗn hợp.
Xem chi tiết trên bao bì sản phẩm.
BẢNG THÀNH PHẦN |
|||
---|---|---|---|
STT | Tên Thành Phần | Hàm Lượng / 1kg | Công Dụng Chi Tiết |
1 | Đạm thô | ≥ 320g | Protein là thành phần chất hữu cơ chính của động vật thủy sản. Chiếm 70%-80% trọng lượng cơ thể. Giúp xây dựng cấu trúc cơ thể, thay đổi tổ chức cũ và xây dựng tổ chức mới cho con vật. |
2 | Chất béo | ≥ 20g | Tham gia cấu tạo nên màng tế bào cơ thể tôm cá, ngoài ra nó còn là dung môi hòa tan các Vitamin A, D, E, K và hydrocarbon. Lipid có khả năng hoạt hóa enzyme và là thành phần chính của nhiều steroid hormone. |
3 | Đạm sữa | ≥ 50g | Có giá trị dinh dưỡng và độ dễ tiêu tương tự như sữa mẹ, thay thế thức ăn tập ăn và tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn tập ăn, giúp mau biết ăn, chóng lớn, ngăn ngừa E.coli, hạn chế tiêu chảy, giảm tỷ lệ còi cọc. |
4 | Vitamin A | ≥ 50.000UI | Hỗ trợ tăng trưởng tế bào, chức năng miễn dịch, hỗ trợ sinh sản và phát triển phôi thai. Vitamin A cần thiết cho mắt, vận chuyển Ca qua mang tế bào, thành thục và phát triển phôi. Ở giai đoạn cá giống thường rất nhạy cảm với việc thiếu vitamin A trong thức ăn, trong khi ở giai đoạn trưởng thành, viamin A có thể được tích lũy nhiều trong gan nên ít bị ảnh hưởng hơn. Cá ăn thức ăn không đủ vitamin A sẽ thiếu máu, xuất huyết mắt, mang, thận, màu sắc cơ thể thay đổi. |
5 | Vitamin D3 ( Min) | ≥ 50.000UI | Vitamin D có vai trò tăng cường miễn dịch, quan trọng trong việc vận chuyển và hấp thu Ca và P. Khi bổ sung thiếu hoặc thừa vitamin D đều làm ảnh hưởng đến động vật thủy sản. Dấu hiệu khi thiếu vitamin D ở tôm cá là sinh trưởng và hàm lượng khoáng trong cơ thể giảm. |
6 | Vitamin E ( Min) | ≥ 2.000mg | ngăn cản quá trình oxy hóa chất béo cao phân tử không no (HUFA) của lipid trong màng tế bào sinh học. Vitamin E có vai trò trong quá trình tổng hợp và hoạt động của các hormone sinh dục. Nhu cầu vitamin tăng khi hàm lượng PUFA trong thức ăn cao. Dấu hiệu khi thiếu vitamin E ở cá là giảm sinh trưởng, tỉ lệ chết cao thoái hóa cơ, tích mỡ trong gan… Đối với tôm biển, sức sinh sản và tỉ lệ nở giảm khi thức ăn được cung cấp thêm HUFA nhưng thiếu vitamin E. Đối với cá chép hệ số thành thục cũng được cải thiện khi thức ăn có bổ sung đầy đủ vitamin E |
7 | Vitamin B1 ( Min) | ≥ 5.000mg | Giúp cho động vật thủy sản tăng trưởng và hoạt động sinh sản bình thường. Thức ăn chứa nhiều năng lượng cần bổ sung thêm loại vitamin này. Cá ăn tạp thường có nhu cầu vitamin B1 cao hơn cá ăn động vật. Dấu hiệu rõ nhất khi động vật thủy sản ăn thức ăn thiếu vitamin B1 là sinh trưởng giảm và dấu hiệu này hường xuất hiện sau 8-10 tuần. |
8 | Vitamin B2 ( Min) | ≥ 1.000mg | Tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng từ protein, chất béo, carbohydrate thành năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP. |
9 | Vitamin B3 ( Min) | ≥ 2.000mg | Giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và giúp các tế bào của cơ thể thực hiện được các phản ứng hóa học quan trọng. |
10 | Vitamin B6 ( Min) | ≥ 3.000mg | vitamin B6 liên quan đến sự biến dưỡng protein. Dấu hiệu thiếu vitamin B6 tăng lên khi thức ăn có hàm lượng protein cao. Vì vậy vitamin B6 đóng vai trò quan trọng đối với những loài tôm cá ăn động vật. Các dấu hiệu bệnh lý thường gặp khi cá ăn thức ăn thiếu vitamin B6 là rối loạn thần kinh, giảm khả năng miễn dịch, thiếu máu.Dấu hiệu này biểu hiện ở cá chép sau 4-6 tuần và ở cá trơn sau 6- 8 tuần. Tôm ăn thiếu vitamin B6 sẽ chậm sinh trưởng và tỉ lệ chết cao. |
11 | Vitamin C | ≥ 3.000mg | Vitamin C có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, nó tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bởi việc tạo thành collagen (chất tăng cường các phản ứng miễm dịch và sức đề kháng bệnh của tôm cá), tổng hợp corticosteroids (chất có liên quan đến khả năng chịu đựng của tôm cá). Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh vẹo cột sống ở cá và bệnh chết đen ở tôm. Ở giai đoạn ấu trùng tôm cá cần nhiều vitamin C hơn giai đoạn trưởng thành, nó không những làm gia tăng tốc độ sinh trưởng mà còn làm tăng sức đề kháng của ấu trùng. |
12 | L- lysine HCL ( Min) | ≥ 5.000mg | Hạn chế các bệnh về đường ruột khiến tôm, cá bị tiêu chảy. · Tôm chậm lớn, chết sớ |
13 | L – Threonine | ≥ 1.000mg | Là một acid amin thiết yếu nhưng cơ thể không tự tổng hợp được. Threonine hỗ trợ nhiều cơ quan như thần kinh trung ương, tim mạch, gan và hệ miễn dịch. Hơn nữa nó còn giúp tổng hợp glycine và serine, hai thành phần giữ vai trò sản xuất collagen, elastin và mô cơ. Thêm vào đó, threonine hỗ trợ cho xương chắc khỏe, đẩy nhanh tốc độ liền vết thương bằng cách thúc đẩy hệ miễn dịch. |
14 | L-Valine (Min) | ≥ 1.500mg | Giúp tuyến nước bọt tiết ra đều và ổn định, trong nước bọt có chứa các enzym kích thích vị giác giúp ăn ngon, ăn nhiều. Kích thích gia súc, gia cầm thèm ăn, mau lớn. |
15 | L-Arginine (Min) | ≥ 2.000mg | Là một am ino axit giúp cơ thể tổng hợp protein, giúp mau lớn, tăng trọng nhanh. |
16 | Tryptophan | ≥ 1.200 mg | Là một amino acid thiết yếu, nghĩa là cơ thể không tự tổng hợp được mà bắt buộc phải thu nạp từ bên ngoài. |
17 | Choline | ≥ 5.000 mg | Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nặng cân, chắc thịt. |
18 | Bacillus subtilis | ≥ 1 x 10^9 CFU | Có lợi cho sức khỏe như chống kích thích hệ miễn dịch, đông máu, phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bacillus subtilis có thể sản sinh ra các enzyme tiêu hóa: Amylase, Protease, Cellulose … giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. Việc bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis trong các loại men vi sinh sẽ giúp tạo ra hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, cung cấp thêm chất dinh dưỡng và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh; khả năng sinh tổng hợp một số chất kháng sinh làm ức chế sinh trưởng, tiêu diệt các vi sinh vật khác, tác dụng lên nấm gây bệnh và vi khuẩn Gram(-) , Gram(+). |
19 | Lactobacillus acidophilus | ≥ 1 x 10^9 CFU | Lactobacillus có khả năng sản sinh acid Lactic, kiểm soát nấm và các loại vi khuẩn có hại. Nhờ đó, khôi phục cân bằng vi sinh đường ruột hiệu quả. Bên cạnh đó, lợi khuẩn này còn có khả năng chuyển hóa lactose thành acid lactic, giúp phòng ngừa và hạn chế nguy cơ rối loạn tiêu hóa, dị ứng do không dung nạp được lactose. |
20 | Saccharomyces cerevisiae | ≥ 1 x 10^9 CFU | Hấp thu khí ôxy trong dạ dày, giúp các vi khuẩn có lợi phát triển, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, giúp vật nuôi không bị chứng no hơi; Sản sinh ra enzyme; Chịu được pH thấp trong dạ dày từ 2 – 2.5. Chịu đựng được muối mật trong dạ dày. Chịu được các thuốc kháng sinh. Kết dính các vi khuẩn có hại, gây tiêu chảy cho vật nuôi: E. Coli, Salmonella,… và giúp vật nuôi đào thải chúng ra theo phân. Đặc trị bệnh tiêu chảy hiệu quả nhất. |
21 | Saccharomyces boulardii | ≥ 1 x 10^9 CFU | Giúp chống tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu chảy du lịch và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. |
22 | Protease | ≥ 5.000 UI | Enzyme tiêu hóa này phân hủy protein thành các axit amin. Ngoài ra, chúng đóng một vai trò trong nhiều quá trình của cơ thể, bao gồm phân chia tế bào, đông máu và chức năng miễn dịch.Protease là một enzyme tiêu hóa ở dạ dày và tuyến tụy. |
23 | Amylase | ≥ 5.000 UI | Giúp chuyển hóa tinh bột thành đường. |
24 | Cellulase | ≥ 2.000 UI | Ở động vật nuôi, khả năng tiêu hóa các chất xơ cũng hạn chế, chính vì vậy, enzyme cellulase giúp phân giải xác thực vật, chất xơ thành sản phẩm dễ hấp thu và sử dụng trong các phản ứng sinh hóa của cơ thể. |
25 | Lipase | ≥ 2.000 UI | Giúp tiêu hóa chất béo tại ruột. |
tư vấn chi tiết
Nhận tư vấn kỹ thuật, tư vấn sản phẩm bởi các chuyên gia chăm sóc vật nuôi hàng đầu tại Gold King
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.